Trong lịch sử, hiện tượng nhật thực gắn liền với những câu chuyện thần thoại và một số nền văn hóa còn coi nhật thực là điềm xấu, không lành. Tuy nhiên, theo khoa học thì đây là hiện tượng thiên văn rất hấp dẫn, thú vị. Vậy hãy cùng thedoctorsinnvirginia.com tìm hiểu nhật thực là gì dưới đây để có được cái nhìn chính xác hơn về hiện tượng thiên văn này nhé.
I. Hiện tượng nhật thực là gì?
Nhật thực là hiện tượng thiên văn học khi mặt trăng đi qua giữa mặt trời và trái đất. Vì thế, khi quan sát từ trái đất, chúng ta sẽ thấy mặt trăng che lấp hoàn toàn hoặc một phần của mặt trời.
Cụ thể, trái đất chuyển động quay quanh mặt trời, còn mặt trăng quay quanh trái đất. Mỗi chu kỳ của mình, mặt trăng sẽ đi vào vị trí nằm giữa trái đất với mặt trời 1 lần. Tuy nhiên, do hai quỹ đạo chuyển động này luôn lệch nhau khoảng 5 độ nên không phải lần nào mặc trăng cũng đi qua đúng đường cắt nối trái đất và mặt trời.
Nói một cách dễ hiểu thì nhiều lần mặt trăng đi và giữa thời điểm trăng mới, tức là đêm không trăng thì có mới có 1 lần mặt trời, mặt trăng và trái đất thẳng hàng với nhau.
II. Phân loại nhật thực
Như đã chia sẻ, hiện tượng nhật thực chỉ xảy ra trong kỳ trăng mới. Các nhà khoa học đã xác định được có 4 kiểu nhật thực phổ biến. Vậy những cụ thể 4 kiểu nhật thực là gì?
1. Nhật thực toàn phần
Nhật thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng che lấp hoàn toàn mặt trời và xuất hiện các vùng bóng tối, bóng nửa tối trên bề mặt trái đất.
Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi mặt trăng quay quanh cận điểm của quỹ đạo. Vì thế mà chúng ta có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở điểm di chuyển của mặt trăng. Còn những người không ở vùng tối nhưng đứng ở vùng nửa tối thì sẽ quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.
2. Nhật thực một phần
Hiện tượng nhật thực một phần xảy ra khi mặt trăng che khuất hoàn toàn đĩa của mặt trời và nó chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở bề mặt trái đất.
3. Nhật thực hình khuyên
Hiện tượng thiên văn học này xảy ra khi vùng đối của vùng tối xuất hiện ở trên bề mặt trái đất. Lúc này, đĩa mặt trăng che lấp vùng trung tâm của mặt trời và để lộ ra vùng rìa ngoài mặt trời có hình giống với chiếc nhẫn.
Nhật thực hình khuyên chỉ diễn ra khi mặt trăng ở quanh viễn điểm của quỹ đạo.
4. Nhật thực lai
Đây là hiện tượng nhật thực rất hiếm gặp. Nhật thực lai chỉ xảy ra khi hiện tượng nhật thực hình khuyên đang chuyển thành hiện tượng nhật thực toàn phần.
III. Câu chuyện thần thoại về nhật thực
Cho đến nay có rất nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết trong lịch sử của người xưa nói về hiện tượng nhật thực. Thậm chí có những nền văn hóa còn coi hiện tượng thiên văn học này là điềm xấu.
Theo đó, hiện tượng nhật thực xảy 1133 TCN từng được gọi với cái tên là nhật thực vua Henry của nước Anh. Khi đó, vua Henry I qua đời không lâu sau khi hiện tượng này diễn ra, nó càng khẳng định rằng đây là điềm xấu đối với những vị vua cai trị nước Anh thời đó.
Bên cạnh đó, người Trung Quốc xưa còn cho rằng việc dự đoán hiện tượng nhật thực xảy ra rất quan trọng, bởi vì chúng là mối đe dọa với các hoàng đế. Vì thế, vào năm 2134 TCN, hai nhà chiêm tinh học người Trung Quốc đã bị chặt đầu do không dự đoán được hiện tượng này xảy ra.
Không chỉ vậy, khi tìm hiểu nhật thực là gì thì trong thần thoại của người Ấn Độ, hai con rắn Rahu và Ketu đã được cho là nuốt mất Mặt trời, hút hết ánh và và chính là nguyên nhân khiến hiện tượng nhật thực xảy ra. Trong khi đó, đối với người Hy Lạp cổ đại, hiện tượng nhật thực chính là dấu hiệu của một thảm họa sắp xảy ra. Bởi vì nhật thực xuất hiện là do sự phẫn nộ của các vị thần.
Theo sách Phúc Âm, vào ngày chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thập giá, bầu trời khi đó bỗng trở nên tối sầm và đen xịt lại. Nhiều người cho rằng đây chính là dấu hiệu của một thời kỳ đen tối sắp đến. Theo các sử gia thì hiện tượng này có liên quan đến nhật thực năm 29 hoặc 33 TCN.
Ngoài ra, hiện tượng nhật thực xuất hiện vào ngày 27/1 năm 632 TCN trùng với ngày con trai của nhà tiên tri Mohammed qua đời. Do đó, các học giả Hồi giáo đã cho rằng nhật thực chính là dấu hiệu đánh dấu cho cái chết.
Trong văn học dân gian của người Hàn Quốc, Mặt trời cũng từng bị những con chó đánh cắp. Còn tại một số vùng hẻo lánh ở Ấn Độ, bởi vì lo sợ hiện tượng nhật thực làm ô nhiễm thức ăn nên họ đã thực hiện việc ăn chay.
IV. Nhật thực diễn ra trong bao lâu, chu kỳ thế nào?
Thời gian diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ kéo dài khoảng 1 phút, bởi vì thời gian Mặt trăng di chuyển rất là nhanh, có thể lên đến 1700km/h. Tại một số nơi trên Trái Đất, thời gian quan sát được Nhật thực sẽ không kéo dài quá 7’31s và thường sẽ ngắn hơn khoảng 5 phút.
Hiện tượng nhật thực sẽ xuất hiện theo 1 chu kỳ nhất định và nó kéo dài trong khoảng 6585.3 ngày, tương đương 18 năm, 11 ngày, 8 giờ.
Theo các nhà khoa học, mỗi năm sẽ có ít nhất 2 lần xảy ra hiện tượng nhật thực và có nhiều nhất là 5 lần xuất hiện nhật thực. Tuy nhiên việc xảy ra 5 lần nhật thực trong 1 năm là rất hiếm. Theo nghiên cứu của NASA thì trong khoảng 5000 năm qua mới chỉ có 25 năm là có đến 5 lần xảy ra hiện tượng nhật thực trong cùng 1 năm. Lần cuối cùng la năm 1935 và lần tiếp theo được dự tính là năm 2206.
Hiện tượng nhật thực toàn phần rất ít khi xảy ra, nhưng cũng không phải là quá hiếm. Trung bình sau khoảng 18 tháng thì hiện tượng này có thể được nhìn thấy tại một vị trí nào đó ở Trái Đất. Điều này cũng có nghĩa là một người có thể quan sát nhật thực toàn phần 2 lần/3 năm. Tuy nhiên, khu vực quan sát được nhật thực toàn phần trên trái đất là rất nhỏ. Vì thế, nếu bạn chỉ sống tại 1 thành phố thì phải mất rất nhiều năm mới có thể quan sát được nhật thực, đặc biệt là nhật thực toàn phần.
V. Cách quan sát nhật thực
Theo các nhà thiên văn, chúng ta không thể quan sát hiện tượng nhật thực bằng mắt thường được bởi chúng có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt. Vì thế, ngoài việc hiểu được nhật thực là gì, bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi quan sát hiện tượng thiên văn này như sau:
- Không sử dụng kính râm, phim chụp X-quang hay băng video, đĩa mềm để quan sát nhật thực. Bởi những đồ vật này chỉ có tác dụng giảm độ sáng chứ không ngăn cản được những tia bức xạ có hại cho mắt.
- Nên quan sát hiện tượng nhật thực bằng cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như kính lọc mặt trời, kính lọc của thợ hãn mã 14.
- Ban có thể dùng một tấm bìa cứng để hứng ánh sáng của mặt trời qua kính thiên văn nhỏ hoặc chiếc ống nhòm; bạn cũng có thể khoét một lỗ trong nhỏ trên tấm bìa cứng để quan sát thông qua lỗ tròn đó trên mặt đất.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được hiện tượng nhật thực là gì cũng như cách quan sát để an toàn cho mắt của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết hữu ích khác nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.